Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại buổi tổng kết.
5 năm qua, tiếp tục ghi nhận số người nhiễm HIV/AIDS và tử vong hàng năm giảm. Tuy nhiên, hàng loạt những thách thức mới được đặt ra trong Hội nghị tổng kết hoạt động Phòng chống HIV/AIDS năm 2015, định hướng kế hoạch năm 2016 và tổng kết tình hình bảo đảm tài chính trong phòng, chống HIV/AIDS của Bộ Y tế ngày 14.1 tại Hà Nội.
Cắt giảm viện trợ từ các tổ chức quốc tế
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, tính đến thời điểm hiện tại, cả nước phát hiện khoảng 254.000 người nhiễm HIV, mỗi năm khoảng 12.000-14.000 trường hợp nhiễm mới HIV. Trong số những người mới phát hiện nhiễm HIV trong năm 2015, nữ chiếm 34,1%, nam chiếm 65,9%; lây truyền qua đường tình dục chiếm phần lớn với 50,8%, lây qua đường máu chiếm 36,1%, mẹ truyền sang con chiếm 2,8% và không rõ nguyên nhân chiếm 10,4%... Trong 11 tháng đầu năm 2015, cả nước xét nghiệm phát hiện mới 9215 trường hợp, số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 5380, số bệnh nhân tử vong là 1999 trường hợp.
Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long cho biết: "năm 2015, đã có khoảng 10 triệu lượt người thuộc đối tượng được truyền thông phòng chống HIV/AIDS, tăng gần 3 triệu người so với năm 2014. Trong khi đó, khoảng 100.000 người nghiện chích ma túy tại 53 tỉnh, thành phố được phân phát bơm kim tiêm; trên 40.000 người được điều trị methadone; gần 110.000 người được điều trị ARV".
Đáng chú ý, lâu nay nguồn lực phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam chủ yếu dựa vào viện trợ quốc tế, nhưng hiện nay nguồn này lại đang bị cắt giảm mạnh. Trong đó, đến năm 2017, viện trợ mua thuốc ARV sẽ bị cắt hoàn toàn. Ước tính mỗi năm số tiền chi trả cho loại thuốc ARV khoảng 420 tỷ đồng.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long bày tỏ quan ngại về những khó khăn, thách thức trong thời gian tới khi các tổ chức quốc tế cắt giảm viện trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Trong khi đó, do nguồn lực hạn chế nên mức độ bao phủ dịch vụ phòng, các chỉ số dự phòng, can thiệp giảm tác hại, xét nghiệm và điều trị cũng chưa đạt mức có thể khống chế được đại dịch HIV/AIDS.
Xuất hiện yếu tố nguy cơ mới lây truyền HIV
Theo kết quả giám sát trọng điểm năm 2014, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma tuý là 10,5%, phụ nữ bán dâm là 2,5% và MSM (nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam) là 6,7% (nhóm nghiện chích ma tuý, phụ nữ bán dâm năm 2010 tương ứng 17% và 4%, riêng nhóm MSM có xu hướng gia tăng).
Các yếu tố có nguy cơ lây truyền HIV ở Việt Nam giai đoạn hiện nay vẫn là lây truyền HIV trong nhóm nghiện chích ma tuý và từ nhóm nghiện chích ma tuý nhiễm HIV sang vợ/bạn tình của họ. Ngoài ra, có yếu tố nguy cơ mới làm lây truyền HIV trong sử dụng ma tuý tổng hợp ở giới trẻ và phụ nữ mại dâm, dẫn đến tăng nguy cơ quan hệ tình dục tập thể không được bảo vệ và mại dâm nam, gồm nam bán dâm cho nam đồng tính, người chuyển giới nữ. Các chuyên gia cho rằng, việc xuất hiện yếu tố nguy cơ mới khiến cho tình hình kiểm soát HIV/AIDS trở nên phức tạp hơn.
Trong năm 2016, để đối phó với những thách thức lớn trong công tác phòng chống HIV/AIDS, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long chỉ ra 4 nhiệm vụ trọng tâm. Đó là: Tiếp tục thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS, đảm bảo mục tiêu khống chế tỷ lệ nhiễm bệnh trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%, hướng đến mục tiêu 90-90-90 của Liên Hợp Quốc vào năm 2020; Tăng cường sự tham gia của ban, ngành, đoàn thể, toàn xã hội đối với phòng chống HIV/AIDS; Đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn; Củng cố, mở rộng mạng lưới y tế các tuyến theo hướng lồng ghép và phân cấp, đổi mới tài chính dựa vào nguồn trong nước, đảm bảo cung ứng thuốc, sinh phẩm cho phòng chống HIV/AIDS.
5 năm qua, tiếp tục ghi nhận số người nhiễm HIV/AIDS và tử vong hàng năm giảm. Tuy nhiên, hàng loạt những thách thức mới được đặt ra trong Hội nghị tổng kết hoạt động Phòng chống HIV/AIDS năm 2015, định hướng kế hoạch năm 2016 và tổng kết tình hình bảo đảm tài chính trong phòng, chống HIV/AIDS của Bộ Y tế ngày 14.1 tại Hà Nội.
Cắt giảm viện trợ từ các tổ chức quốc tế
Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, tính đến thời điểm hiện tại, cả nước phát hiện khoảng 254.000 người nhiễm HIV, mỗi năm khoảng 12.000-14.000 trường hợp nhiễm mới HIV. Trong số những người mới phát hiện nhiễm HIV trong năm 2015, nữ chiếm 34,1%, nam chiếm 65,9%; lây truyền qua đường tình dục chiếm phần lớn với 50,8%, lây qua đường máu chiếm 36,1%, mẹ truyền sang con chiếm 2,8% và không rõ nguyên nhân chiếm 10,4%... Trong 11 tháng đầu năm 2015, cả nước xét nghiệm phát hiện mới 9215 trường hợp, số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 5380, số bệnh nhân tử vong là 1999 trường hợp.
Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Nguyễn Hoàng Long cho biết: "năm 2015, đã có khoảng 10 triệu lượt người thuộc đối tượng được truyền thông phòng chống HIV/AIDS, tăng gần 3 triệu người so với năm 2014. Trong khi đó, khoảng 100.000 người nghiện chích ma túy tại 53 tỉnh, thành phố được phân phát bơm kim tiêm; trên 40.000 người được điều trị methadone; gần 110.000 người được điều trị ARV".
Đáng chú ý, lâu nay nguồn lực phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam chủ yếu dựa vào viện trợ quốc tế, nhưng hiện nay nguồn này lại đang bị cắt giảm mạnh. Trong đó, đến năm 2017, viện trợ mua thuốc ARV sẽ bị cắt hoàn toàn. Ước tính mỗi năm số tiền chi trả cho loại thuốc ARV khoảng 420 tỷ đồng.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long bày tỏ quan ngại về những khó khăn, thách thức trong thời gian tới khi các tổ chức quốc tế cắt giảm viện trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Trong khi đó, do nguồn lực hạn chế nên mức độ bao phủ dịch vụ phòng, các chỉ số dự phòng, can thiệp giảm tác hại, xét nghiệm và điều trị cũng chưa đạt mức có thể khống chế được đại dịch HIV/AIDS.
Xuất hiện yếu tố nguy cơ mới lây truyền HIV
Theo kết quả giám sát trọng điểm năm 2014, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma tuý là 10,5%, phụ nữ bán dâm là 2,5% và MSM (nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam) là 6,7% (nhóm nghiện chích ma tuý, phụ nữ bán dâm năm 2010 tương ứng 17% và 4%, riêng nhóm MSM có xu hướng gia tăng).
Các yếu tố có nguy cơ lây truyền HIV ở Việt Nam giai đoạn hiện nay vẫn là lây truyền HIV trong nhóm nghiện chích ma tuý và từ nhóm nghiện chích ma tuý nhiễm HIV sang vợ/bạn tình của họ. Ngoài ra, có yếu tố nguy cơ mới làm lây truyền HIV trong sử dụng ma tuý tổng hợp ở giới trẻ và phụ nữ mại dâm, dẫn đến tăng nguy cơ quan hệ tình dục tập thể không được bảo vệ và mại dâm nam, gồm nam bán dâm cho nam đồng tính, người chuyển giới nữ. Các chuyên gia cho rằng, việc xuất hiện yếu tố nguy cơ mới khiến cho tình hình kiểm soát HIV/AIDS trở nên phức tạp hơn.
Trong năm 2016, để đối phó với những thách thức lớn trong công tác phòng chống HIV/AIDS, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long chỉ ra 4 nhiệm vụ trọng tâm. Đó là: Tiếp tục thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS, đảm bảo mục tiêu khống chế tỷ lệ nhiễm bệnh trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%, hướng đến mục tiêu 90-90-90 của Liên Hợp Quốc vào năm 2020; Tăng cường sự tham gia của ban, ngành, đoàn thể, toàn xã hội đối với phòng chống HIV/AIDS; Đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn; Củng cố, mở rộng mạng lưới y tế các tuyến theo hướng lồng ghép và phân cấp, đổi mới tài chính dựa vào nguồn trong nước, đảm bảo cung ứng thuốc, sinh phẩm cho phòng chống HIV/AIDS.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét